(Students in Britain Are Drawn to U.S.
Colleges)
Xuất
bản ngày 6 tháng 10 năm 2013 bởi D.D Guttenplan
Pháp Cẩn dịch
London – Sắp hàng đã bắt đầu tại Hội trường
Trung tâm Kensington và đã tiếp tục trên các bậc thang, xuyên qua quãng trường,
trên lối đi và chiếm một nửa đường quanh khối nhà. Hội trường diễn ra những
buổi hòa nhạc, khiêu vũ và thậm chí những trận đấu quyền anh đai trắng. Nhưng
đám đông thời gian này đã theo đuổi một điều gì khác: Một triển lãm giáo dục
đại học Hoa Kỳ.
Triển lãm đại học Hoa Kỳ của Hội đồng quỹ học bổng Fulbright Liên hiệp Anh-Hoa
Kỳ đã một lần là một sự kiện tẻ nhạt trong một ngày. Chuyện đó không còn nữa.
Năm nay hơn 5.000 khách thăm viếng đã đăng ký cuộc triển lãm ngày 27-28 tháng 9
– hơn 25% so với năm ngoái. “Bạn cứ nghĩ chúng tôi như đang phát hành một máy
iPhone mới,” Lauren Welch, người lãnh đạo việc tư vấn cho Hội đồng (được thành
lập năm 1948 để khuyến khích trao đổi giáo dục giữa Hoa Kỳ và Anh), đã nói.
“Tối qua chúng tôi có một hội nghị về quy trình nộp đơn tại giảng đường này và
1.500 người đã tới.”
Trong nhiều thập kỷ trước, các đại học Hoa Kỳ đơn thuần không phải là nơi sinh
viên Anh dò tìm. Việc này đã bắt đầu thay đổi từ năm 2000 với việc quyết định
của đại học Oxford không nhận Laura Spence, một học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông toàn điểm A từ một trường công lập miền bắc nước Anh. Trong khi Anh
quốc tranh luận về chủ nghĩa tinh hoa, giai cấp và thành kiến vùng miền
(elitism, class and regional prejudice), cô Spence đã nhận được một học bổng
toàn phần tới đại học Harvard.
Cuộc tranh luận cũng đã thúc đẩy nhiều phụ huynh giàu có hơn ở Anh quan tâm đến
các đại học Mỹ như nguyện vọng hai sau Oxford hay Cambridge (to consider
American universities as backstops to Oxford or Cambridge).
Sự thật thì cả hai đại học cổ kính này nhận vào với tỷ lệ ứng viên cao hơn bất
kỳ các đại học Ivy League (*) nào ở Hoa Kỳ. Nhưng hệ thống Hoa Kỳ cung cấp khá
nhiều các đại học khoa học xã hội nhân văn nổi tiếng và các đại học cộng đồng
vững mạnh như Michigan và Berkeley, thêm nữa là các đại học tư thục tinh hoa
(elite private universities) như Standford và Ivy League – đang nhanh chóng trở
nên là lời đề nghị hấp dẫn.
Các đại học Anh đã miễn phí cho đến năm 1998 nhưng bắt đầu thu phí từ đó rồi
thì đã tăng vọt năm ngoái đến 9. 000 bảng Anh hay khoảng 15. 000 đô Mỹ từ 3.
000 bảng – đang đặt một câu hỏi về giá trị tiền bạc một cách quan trọng trong
nghị trình.
“Giá vẫn còn cao hơn ở Anh nhưng không cao hơn nhiều,” Tim Feron, người có con
gái Katrin 15 tuổi đã đi từ bàn này đến bàn khác thu thập thông tin về đại học
văn chương, đã nói. “Với giá tăng lên, bạn mới bắt đầu thực sự tìm khắp nơi cho
những trường tốt nhất”, ông nói.
“Tôi có lẽ sẽ chấm dứt nộp đơn ở Anh” Katrin đã nói.
Hai sinh viên lớn hơn tại triển lãm, Kirsten Tingle và Tommy Inglis, đã nộp đơn
rồi. Cô Tingle, một sinh viên tại Douglas Academy ở Glasgow và anh Inglis từ
trường trung học phổ thông Buckhaven ở Fife, đã nói họ cho rằng giá cả cao có
khuynh hướng ngăn cản tại các trường Hoa Kỳ. Nhưng hè này họ đã tham dự một
nhóm dành một tuần ở Yale trong một chương trình vận hành bởi Quỹ Sutton, một
chương trình từ thiện Anh quốc tạo điều kiện cho sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn nộp đơn vào các đại học Hoa Kỳ.
Ngoài ra, để giúp chuẩn bị quy trình nộp đơn và thi cử, tổ chức từ thiện tư vấn
sinh viên và phụ huynh về những chi tiết rắc rối trong vấn đề xin trợ cấp tài
chính.
Chính phủ Anh cho tất cả sinh viên một khoản vay (loan) – lãi suất thấp nhưng
phải hoàn lại - để trả phí học ở Anh và xứ Wales. Ngược lại, sinh viên có gia
đình đủ tư cách nhận trợ giúp tài chính ở Mỹ có thể thường tốt nghiệp với
rất ít hay không nợ (with little or no debt).
“Họ đã làm như vấn đề tài chính là khả thi” cô Tingle đã nói.
Temi Bakarey, 16 tuổi từ trường trung học phổ thông ở đông Luân Đôn, đã nói cô
bị quyến rũ hơn tất cả các nơi khác bởi giáo dục hiện có ở Mỹ. Mặc dù cô hi
vọng trở thành một bác sĩ, cô chưa thể thực sự chọn một chuyên ngành: “tôi vẫn
đang tìm hiểu những quan điểm của chính mình”.
Đã có hơn 170 đại học được đại diện tại triển lãm, và mặc dù những bàn cho tất
cả mọi người có tên Harvard và Stanford luôn luôn bận rộn cả ngày, Carrie Ryan,
người dành thời gian nghỉ khi cô học tại Oxford để làm việc tại bàn cho trường
đại học Sewanee đã có thời gian trò chuyện “đã chỉ có một người tại lớp tôi ở
Sewanee từ Anh”, cô nói, “nhưng tôi giờ có 30 sinh viên đến và điền vào cards
hôm nay.”
Mitch Freinberg, người chủ nhiệm cựu sinh viên Luân Đôn ở đại học Columbia, đã
nói bàn của anh được rất nhiều người đến cả hai ngày qua. “Nhưng vài người
trong số họ rõ ràng chưa làm bài tập về nhà”, anh chỉ ra một sinh viên đã hi
vọng học khoa Thẩm Mỹ (Cosmetology) và một người khác muốn học về đua ngựa
(Equestrianism), “tôi đã nói với anh ấy Columbia có lẽ không là nơi thích hợp
cho việc này,” anh Freinberg đã nói./.
Chú thích từ người
dịch: thuật ngữ Ivy
league hiện
nay thường được dùng để chỉ một nhóm 8 trường và viện đại học thành viên với ý nghĩa
về hệ thống, triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo của những trường và viện
đại học lâu đời và hàng đầu của nước Mỹ. 8 đại học này nằm ở đông bắc Hoa Kỳ,
gồm Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, Pennsylvania,
Princeton, và Yale.
Trong năm 2013 này, Yale nhận vào 114
sinh viên đại học và sau đại học người Anh, Princeton là 131, Columbia 198,
Pennsylvania 86, Chicago 95 và Harvard nhiều nhất: 221 (năm ngoái còn nhiều
hơn: 242). http://www.telegraph.co.uk/education/educationnews/10334140/US-universities-seeking-to-recruit-more-British-students.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét