Một mặt, nhiều người trong nhiều tôn giáo khác nhau cũng không muốn nhận
tôn giáo của mình là tôn giáo. Thực vậy, một số tín đồ Đạo Thiên Chúa
bảo rằng cái mà gọi là Đạo Thiên Chúa
thực ra không phải là tôn giáo; đây chỉ là con đường mà Đức Giê Su đã đi
thôi chứ đâu tôn giáo gì. Chuyện này cũng đúng trong Phật Giáo là một
số Phật Tử cũng bảo đây là con đường của Phật đi thôi chứ làm gì có tôn
giáo. Mặt khác, Đạo Phật nên được xem là một tôn giáo vì như thế sẽ tốt
cho sự phát triển của Phật Giáo ít nhất trong thế giới Tây Phương. Bản
chất của Phật Giáo có thể xem là một tôn giáo, cũng có thể xem là một
phần của tôn giáo, cũng có thể xem là không tôn giáo. Tuy vậy, nếu xem
Phật Giáo là tôn giáo sẽ có lợi hơn nhiều sơ với việc không xem là tôn
giáo khi Phật Giáo đi vào thế giới Âu Mỹ. Ở Hoa Kỳ thì vì Phật Giáo được
xem là tôn giáo nên họ cho phép tu sĩ Phật Giáo được qua Mỹ hành đạo dù
tiền bạc và bằng cấp không có. Đây là một ví dụ giản đơn để thấy được
công nhận là tôn giáo có lợi thế cao đến nhường nào. Nếu không được xem
là tôn giáo thì người xuất gia Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Việt Nam, sẽ
chỉ đến Mỹ với số lượng ít hơn hiện nay cả chục hay trăm lần. Thật vậy,
không phải ai cũng đủ tiền bạc và năng lực, ít nhất ngoại ngữ và bảng
điểm cao, để du học. Không có người xuất gia thì giữ đạo sẽ khó khăn cho
tín đồ, huống hồ truyền đạo. Hơn nữa, ở nhiều nơi trên thế giới, nếu bảo Phật Giáo không phải là tôn giáo thì nếu chính quyền hà khắc nào đó dẹp chùa thì Phật Tử không thể kiện thưa là chính quyền đang đàn áp tôn giáo được. Đây là một thiệt thòi khi cho Phật Giáo không phải tôn giáo. Tất nhiên, khi cho rằng Phật Giáo không phải tôn giáo cũng có mặt hay.
Còn về khoa học thì phần lớn người trong
tôn giáo cho rằng tôn giáo của tôi đang theo rất là khoa học. Có những
bài giảng, khá nhiều, về sự tương đồng giữa Kinh Thánh và Khoa Học trong
tôn giáo bạn. Trong Phật Giáo thì nhiều Phật Tử vẫn xem Đạo Phật là môn
khoa học. Chuyện này là bình thường trong tôn giáo thôi vì tôn giáo,
cũng như chính trị, nó có tính chủ quan và tính khách quan kém. Tức có
khuynh hướng cho tôn giáo mình hay, nhân bản, khoa học, phi tôn
giáo...trong khi cho rằng "các tôn giáo còn lại" có thể không được như
thế. Thực ra không ai nắm toàn chân lý, chẳng ai là luôn đúng cả nên rất
thú vị khi trao đổi với nhau. Ví dụ là mình qua sự thực tập
thiền của chính mình, biết rằng thiền rất tốt nhưng chứng mình cái nhận
định trong Phật Giáo, và qua kinh nghiệm của mình, rằng thiền tốt, thì
lại vô cùng gian nan...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét